Đọc nhãn dinh dưỡng như một người tiêu dùng thông minh
(Mình ăn vì sức khỏe – chứ không phải vì… quảng cáo trên bao bì)
Nhãn sản phẩm nói thật rất nhiều điều – nếu mình biết cách nhìn
Có bao giờ mình mua một món bánh vì dòng chữ “ít béo”, “không đường”, “ăn kiêng được”…
Nhưng sau đó ăn xong vẫn thấy:
- Nhanh đói
- Vòng eo không cải thiện
- Hoặc… vị ngọt vẫn gắt như thường?
Sự thật là: marketing không sai – nhưng chưa đủ.
Muốn biết món ăn có “lành” thật không, mình cần nhìn bảng thành phần & nhãn dinh dưỡng phía sau.
3 điều đơn giản cần nhìn trên nhãn – dù mình không phải chuyên gia
- 1. Tổng năng lượng (calo) & khẩu phần:
→ Hãy để ý: “100g bao nhiêu calo?” và “mỗi phần là bao nhiêu gram?”
→ Có món chỉ 80kcal/khẩu phần – nhưng 1 bánh lại tới 3 khẩu phần! - 2. Thành phần đứng đầu bảng:
→ Những chất xuất hiện đầu tiên là thành phần chính.
→ Nếu “đường”, “bột mì trắng”, “syrup glucose” đứng top 3 – thì món đó không lành như vẻ bề ngoài. - 3. Đường – Đạm – Béo bao nhiêu?
→ Ưu tiên món có đạm ≥ 6g, đường < 5g/khẩu phần
→ Nếu là món ngọt thì nên dùng đường thay thế: erythritol, la hán quả, stevia…
Tip Thực Hành – Làm sao để chọn đúng món khi đi siêu thị hoặc mua online
- Ưu tiên thương hiệu minh bạch:
→ Có ghi rõ thành phần, công thức, bảng dinh dưỡng chi tiết - Tự so sánh giữa các sản phẩm cùng loại:
→ Ví dụ: 2 loại bánh protein – cái nào nhiều đạm hơn, ít đường hơn, thành phần sạch hơn? - Hỏi người bán hoặc tìm review thật:
→ Đừng tin mỗi bao bì
Chọn ăn thông minh không phải là “soi mói” – mà là yêu bản thân đúng cách
Mỗi món mình ăn là một “cuộc đối thoại” giữa mình và cơ thể.
Hiểu nhãn dinh dưỡng = mình hiểu cơ thể cần gì – nên tránh gì – và nên chọn gì.